Trương Trạc 張鷟 (658 – 730), tự Văn
Thành 文成, hiệu Phù Hưu Tử 浮休子, người Lục Trạch, Thâm Châu (nay là huyện Thâm tỉnh Hà Bắc) đời Đường. Trương Trạc từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh dĩnh ngộ, giỏi biền văn, đậu tiến sĩ đầu niên hiệu Điều Lộ, được trao chức Tham quân ở phủ Kỳ Vương, sau điều làm Trường An úy, đổi Hồng Lô thừa. Do tính tình phóng
túng, hành động tùy
tiện, nên
bị tể tướng Diêu Sùng không coi trọng. Đến đầu niên hiệu Khai Nguyên, Trương Trạc bị Ngự sử Lý Toàn Giao đàn hặc, phải thiên đến Lĩnh Biểu (nay thuộc Quảng Đông), ông mất khi giữ chức Tư môn Viên ngoại lang. (Truyện về Trương Trạc có phụ chép trong truyện Trương Tiến – là cháu của ông – trong “Tân Đường Thư”).
Văn chương của Trương Trạc tình tứ diễm lệ, được khen là: “Văn chương của Trạc chẳng khác gì tiền đồng”, vì thế ông được đương thời đặt nhã hiệu là “Thanh
Tiền học sĩ” . Tác phẩm của ông có: “Triều Dã Kiềm Tải”, truyện truyền kỳ “Du Tiên Quật” … Vì yêu mến văn chương của ông, nên sứ giả các nước, mỗi khi đến Trong Hoa đều trả giá cao để mua về, trong số đó truyện truyền kỳ “Du Tiên Quật” đã theo sứ giả Nhật Bản mà lưu truyền đến nước này, và từ đó thành thất truyền hàng ngàn năm ở Trung Quốc. Đến cuối đời Thanh, Dân Quốc, người Hoa mới được biết đến tác phẩm này của ông. (Chính vì vậy mà ở Việt Nam trước đây, các tác giả cổ cận đại càng chưa từng biết, chưa từng nói đến “Du Tiên Quật”)
![]() |
(Hình minh họa trong cuốn Du Tiên Quật khắc in ở Nhật Bản năm Canh Ngọ, 1690, niên hiệu Nguyên Lộc (Genroku) thứ 3) |
Truyện truyền kỳ “Du Tiên Quật” của Trương Trạc là một câu chuyện tình có thể xuất phát từ một bối cảnh lãng mạn có thật, mà tác giả tự xưng mình ở ngôi thứ nhất để viết. “Tiên” là một đại từ chỉ những người con gái đẹp mà văn nhân đời Đường thường dùng, chứ không hẳn là chỉ một nhân vật hư cấu. Trong truyện ký của người đời Đường cũng có một lượng lớn tác phẩm viết về chủ đề tình yêu, nhưng chỉ có Trương Trạc trong “Du Tiên Quật” dám viết thẳng về mình như một nhân vật nam chính
trong tiểu thuyết, kể về cuộc gặp gỡ kỳ ngộ của mình, dẫu các tình tiết của cuộc “diễm ngộ” ấy đã trải qua những hư cấu nghệ thuật. Trong số các tác phẩm đời Đường, chỉ có duy nhất “Du Tiên Quật” dám miêu tả sinh hoạt nam nữ một cách sinh
động đầy đủ âm thanh
màu sắc mà thôi, cho
nên tất nhiên nó đã khiến những kẻ phàm phu tục tử phải kinh mắt ghê tai,
cho tác giả là kẻ khinh bạc, “phóng đãng tùy tiện”. Nhưng điều đó cũng cho
thấy tinh
thần giải phóng, không bị bó buộc bởi lễ giáo đời thường của tác giả.
Câu chuyện kể về “cuộc tình một đêm” của nhân vật nam chính (tức chính là Trương Trạc), cũng là bóng dáng của một mặt trong cuộc sống phong lưu của tầng lớp thanh niên sĩ đại phu xuất thân khoa
cử ở đời Đường, và cũng phản ánh trào lưu yêu đương ngoài hôn nhân của những nhân vật trung thượng tầng lúc bấy giờ. Kiểu tình yêu ngoài hôn
nhân như vậy chưa từng thấy nhắc tới trong văn học tự sự từ đời Đường về trước, có nghĩa là: Trương Trạc là người đầu tiên viết về đề tài này. Với các tác phẩm truyền kỳ cũng như những tiểu thuyết từ đời Tống về sau viết về tình yêu ngoài hôn nhân, có thể nói “Du Tiên Quật” chính là tác phẩm mở đường.
Về hình thức nghệ thuật, đúng như lời khen về tài viết văn biền ngẫu từ nhỏ, “Du Tiên Quật” đã được Trương Trạc viết hoàn toàn bằng lối văn biền ngẫu từ đầu đến cuối, kết hợp với đó là lượng lớn văn vần và thơ ca: bao gồm những đoạn miêu tả bằng văn vần, và những bài thơ đối đáp, thù tặng thay cho lời thoại bình thường của ba nhân vật chính (Nhân vật tôi – Trương Trạc, Thập Nương, Ngũ Tẩu) và cả một số nhân vật phụ. Từ đoạn đầu tiên trong
tác phẩm đã thấy những câu biền ngẫu thành thục:
“Ta từ Khiên, Lũng, phụng sứ Hà Nguyên, than số phận phải truân
chuyên, ngóng quê hương đà tít tắp. Trương Khiên dấu cũ, mười vạn dặm sóng cồn;
Bá Vũ vết xưa, hai ngàn năm vách dựng. Hang sâu thấu đất, đào xuyên vách núi
chon von; Núi vút ngang trời, gọt vát đỉnh non hoăn hoắt. Khói mây mờ mịt, đá
suối phân minh. Thực tài linh dị hóa công, nên vẻ tuyệt vời nhân thế. Mắt chưa
từng thấy, tai chửa từng nghe.
Chiều tối đường xa, ngựa chồn người mỏi. Đi đến một chỗ, hiểm
trở vô cùng: Nhìn lên thì có núi biếc muôn tầm, ngó xuống thì có đầm xanh ngàn
trượng. Các bậc cố lão tương truyền rằng: “Đó là động thần tiên vậy. Dấu người
ít đến, đường ngựa mới thông. Thường vẫn thấy quả thơm cành ngọc, bát gậy áo
tiên, tự nhiên hiện ra, không biết từ đâu mà đến.” Ta bèn một lòng nghiêm trang
ngưỡng vọng, trai giới ba ngày, men dây sắn nhỏ, chống chiếc thuyền con, thân
thể như bay, tinh thần tựa mộng. Chỉ trong khoảnh khắc, bỗng tới vách núi tùng
bách, khe suối hoa đào, sắc sáng khắp trời, gió thơm ngập đất …”
Hay như một đoạn trong bức thư của nhân vật nam chính (Trương Trạc) gửi cho Thập Nương:
“Tôi từ tuổi trẻ đã ưa thanh sắc, sớm thích hẹn hò, thăm trải
phong lưu, chơi khắp thiên hạ. Gảy đàn hạc ở quận Thục, hiểu rõ Văn Quân; Thổi
sáo phượng trên lầu Tần, quen nhìn Lộng Ngọc. Tuy nhiên, tặng lan trao ngọc,
chẳng quá lưu tâm; hợp cẩn đặt bày, nào từng thích ý. Thuở trước ngủ đôi, hằng
hiềm đêm ngắn; Tối nay nằm một, thực oán canh dài. Chỉ một ông trời, mà hai
thời vận. Xa nghe hương thoảng, tấm lòng Hàn Thọ đớn đau; Gần lắng tiếng đàn,
nét mặt Văn Quân tơ tưởng…”
Nếu tính cả các bài văn vần dùng như lời miêu tả tình cảnh trong truyện, và các bài thơ ngắn dài khác, thì “Du Tiên Quật” có tới ngót 80 bài thơ. Ví như đoạn dưới đây là một đoạn văn vần miêu tả quang cảnh:
“Bèn dẫn ta đến buồng ngủ của thập nương. Chỉ thấy:
Bình phong họa chướng năm mười bức;
Hai chái màn, bốn góc túi hương.
Trầu cau, đậu khấu, trầm xông;
Sẵn giường gối lụa, chất rương áo màu.
Theo vào buồng, làu làu gấm vóc;
Đài gương sen, dát ngọc guốc vàng.
Bên rèm, rắn bạc điểm trang;
Con sư tử ngọc đầu giường bầy chơi.
Thảm cùng cự để mười lớp ấm;
Chăn uyên ương xếp tám lượt êm.
Áo quần đẹp lạ sẵn bên;
Trời sinh tư chất, tính bền phong lưu…”
Hay, như một đoạn đối đáp bằng thơ của các nhân vật:
“Ta đáp: “Đã phụng ân mệnh, đâu dám chối từ.” Đúng lúc bấy giờ,
ta ngỡ như ngừng thở, bất giác đưa mắt, thi thoảng lại nhìn trộm thập nương.
Thập nương nói: “Thiếu phủ đừng nhìn thiếp.”
Ngũ tẩu nói: “Lại ghẹo nhau!”
Ta liền vịnh rằng:
Hốt nhiên lòng thấy mến;
Bất giác mắt liền thương.
Tội chi hai mắt liếc;
Vốn bởi tấc lòng vương.
Thập nương vịnh rằng:
Mắt, lòng đâu một chỗ;
Lòng, mắt vốn chia hai.
Dù cho người mắt thấy;
Ai khiến bảo lòng hay.
Ta vịnh rằng:
Xưa nay lòng khiến mắt;
Lòng nhớ mắt liền vương.
Vì lòng xui mắt thấy;
Mắt với lòng cùng thương.
Thập nương vịnh rằng:
Mắt, lòng cùng quyến luyến;
Lòng, mắt thảy tơ vương.
Mắt ai hiểu việc thế;
Giúp tấc lòng đáng thương.(...)”
Một điểm đặc sắc trong truyện đó là những miêu tả khêu gợi yêu đương và tính dục trong truyện. Các nhân
vật thường dùng phương thức miêu tả sự vật để gửi gắm ý tứ, thậm chí khêu gợi về tình dục, mà nếu đem so sánh, có thể nói gần tương tự như một số bài thơ Nôm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương của chúng ta
sau này. Ví như bài thơ vịnh cái bàn ủi vỡ:
“Xưa nay lòng dạ nóng;
Vô cớ ép đè người.
Đến nay hình thế lạnh;
Ai chịu lại mài dồi.”
Hay bài thơ vịnh nghiên bút:
“Quệt lông tùy thuận tiện;
Mến sắc lại mài mau.
Chà miết lâu khôn dứt;
Vì chưng bởi nước nhiều.”
Có thể nói những câu ẩn ý như vậy rất nhiều.
Và đây là một đoạn văn miêu tả cảnh sex trong truyện:
Thập nương bèn gọi Quế Tâm, lại kêu Thược Dược, cùng tháo giày,
cởi áo bào, gỡ khăn đầu, treo đai gấm cho thiếu phủ. Rồi lại giúp thập nương
trải chăn lụa, cởi váy là, bỏ áo hồng, trút tất lục. Mặt hoa mắt ngắm, hương
ngát mũi nghe, lòng xốn xang khó giữ, tình ngây ngất khôn cầm. Đưa tay vào dưới
quần hồng, ngoắc chân ở trong chăn biếc. Hai môi đối miệng, một tay gối đầu. Sờ
nắn khuôn ngực trước, rờ rẫm vế đùi trên. Một cắn một khoái ý, mỗi ghì mỗi rộn
lòng, sống mũi đau tê, trong tim nghẹn nhói. Hồi lâu mắt hoa tai nóng, gân giãn
mạch căng. Mới biết, khó gặp khó tìm, đáng trân đáng quý. Chỉ trong khoảnh
khắc, mà mấy hồi giao tiếp. Ai hay, chim thước đáng ghét, nửa đêm động người;
gà trống xấu xa, canh ba gáy sáng. Bèn cùng khoác áo ngồi dậy, rơi lệ nhìn
nhau.
![]() |
(Đường Tống Truyền Kỳ của Lỗ Tấn, Châu Hải Đường dịch, Tao Đàn & NXB Hội Nhà Văn xuất bản 2017) |
Trong lời tựa tập “Đường Tống Truyền Kỳ” viết năm 1927
của Lỗ Tấn, ông có cho biết rằng: “Ở Nhật
Bản có lưu truyền truyện “Du tiên quật” là tác phẩm của Trương Văn Thành đời
Đường, vốn được tôi đặt sau truyện “Vượn trắng”, nhưng vì ông Chương Mâu Trần[1]sắp sửa xuất bản riêng
truyện ấy, nên tôi không chép vào đây nữa.”
Vì vậy cho đến nay, tập “Đường Tống Truyền Kỳ” của Lỗ Tấn khi in ở Trung Quốc vẫn giữ nguyên như những truyện của Lỗ Tấn đã hiệu lục khi ấy, mà không có truyện “Du Tiên Quật” này. Tuy nhiên, trong bản dịch “Đường Tống Truyền Kỳ” của Châu Hải Đường do Tao Đàn và NXB Hội Nhà Văn in năm 2017,
dịch giả đã dịch bổ sung đầy đủ truyện “Du Tiên Quật” của Trương Trạc (Trương Văn Thành) và để vào trong
phần Phụ Lục của cuốn sách, hoàn thành
chí nguyện ấy của Lỗ Tấn.
29/9/2019
CHĐ
[1]Chương Mâu Trần: tên thật là Chương Đình Khiêm, bút danh
Xuyên Đảo, người Thiệu Hưng, Triết Giang, tốt nghiệp khoa Triết đại học Bắc Kinh, khi ấy giảng dạy ở Đại học Hạ Môn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét